-
- Tổng tiền thanh toán:
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BƠM MÀNG ĐÔI HOẠT ĐỘNG BẰNG KHÍ NÉN - MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG PHUN SƠN
1.LẮP RÁP MÁY VỚI THIẾT BỊ ĐI KÈM
Nối bơm với nguồn khí bằng dây và đầu nối theo mô tả như phần 2
Lưu ý:
– Nguồn khí phải sạch.
– Dụng cụ sẽ hoạt động hiệu quả và bền thông qua bộ lọc khí nén.
2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BƠM MÀNG ĐÔI
Lựa chọn bơm màng phù hợp với mục đích sử dụng (công suất thực tế cao hơn 30% so với công suất thiết kế từ nhà sản xuất).
a. Bơm sơn lắp cho dây chuyền sơn: bơm sơn + súng sơn+ dây sơn
- Bước 1: Cấp hơi vào bơm, lưu ý mở van hơi từ từ (từ 0kgf/cm2 trở lên), tránh cấp hơi đột ngột dễ gây bơm đập mạnh, khiến màng bơm có thể bị rách hoặc tuổi thọ màng bơm giảm -> Áp hơi vào tối ưu khoảng 3kgf/ cm 2 ~3,5kgf/cm 2 tùy vào từng công suất bơm sẽ có áp hơi đúng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất.
- Bước 2: Mở khóa của van từ đầu ra của bơm.
- Bước 3(Nếu có gắn kèm theo điều áp sơn ra): Xoay khóa chữ T từ từ theo cùng chiều kim đồng hồ của điều áp sơn ra để tăng áp lực sơn dẫn ra súng phun, đồng hồ hiển thị áp lực sẽ lớn dần, thông thường thì để áp lực sơn ra dùng cho 01 súng từ 1,5~2kgf/cm2 và 2~2,5kgf/cm2 dùng cho 02 súng.
CHÚ Ý: Để có sự chính xác và ổn định của dòng sơn chảy ra cũng như tuổi thọ bơm sơn và súng, nhà sản xuất khuyến cáo nên lắp thêm bộ điều áp sơn ra cho bơm màng.
Nhớ điều chỉnh áp suất cho phù hợp:
- 1,5~2kgf/cm2 đối với 1 súng sơn.
- 2~2,5kgf/cm2 đối với 2 súng sơn.
- Bước 4: Tại đầu ra của bộ điều áp sơn, kết nối dây dẫn sơn với đầu sơn vào của súng sơn. Sau đó mở hơi cấp vào súng phun và bóp cò phun thử, dưới áp lực của bơm, sơn sẽ chảy theo ống dẫn ra đến súng, do ban đầu trong ống có nhiều không khí nên tùy độ dài của dây dẫn thì phải vài giây tới vài chục giây thì sơn mới ra tới súng phun và có thể giật giật lúc ban đầu sau đó sẽ ổn định.
Khi đó ta có thể sử dụng bộ sản phẩm để phun sơn lên sản phẩm hoàn thiện.
b. Bơm sơn lắp cho dây chuyền bơm chiết rót
- Bước 1: Cấp hơi vào bơm khi đã lắp hoàn chỉnh ống hút ống xả đầy đủ cho bơm. Lưu ý mở van hơi từ từ, tránh cấp hơi đột ngột dễ gây giật mạnh màng bơm khiến tuổi thọ màng bơm giảm.
Chú Ý: Áp hơi vào tối ưu khoảng 3~3,5kgf/cm 2 . Tuy nhiên tùy vào từng công suất bơm sẽ có áp hơi phù hợp đúng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất được quy định trong catalogue.
- Bước 2: Mở van đầu sơn ra (ống xả) vặn van điều chỉnh áp lực sơn ra từ từ , lưu lượng ra nhiều hay ít tùy theo như yêu cầu sử dụng.
3.LƯU Ý KHI SỬ DỤNG BƠM MÀNG
- Khi mới bắt đầu sơn yêu cầu mở van hơi vào bơm sơn từ từ để đảm bảo tuổi thọ cho màng bơm.
- Khi sử dụng, tùy vào độ đậm đặc của sơn, yêu cầu lượng sơn ra nhiều hay ít mà có thể điều chỉnh lại áp lực sơn ra cho phù hợp, áp lực càng lớn sơn ra càng nhiều và ngược lại.
- Mỗi khi thay đổi màu sơn hoặc sau mỗi ngày làm việc đều phải vệ sinh hệ thống cho sạch sơn cũ, tránh việc sơn còn trong máy, ống dẫn và sơn mới màu khác nhau pha trộn làm hỏng sản phẩm hoặc để qua đêm sơn chết khô trong máy và dây dẫn làm tắc nghẽn, giảm tuổi thọ cả bộ sản phẩm.
- Khi bơm có vấn đề cần liên hệ với người có kinh nghiệm để tìm cách xử lý, không tự ý tháo lắp sản phẩm vì một số chi tiết nếu không có kinh nghiệm xử lý có thể làm hỏng nặng thêm không thể khắc phục.
4. VỆ SINH SAU KHI SỬ DỤNG BƠM MÀNG
Đây là điều quan trọng để giúp bơm màng hoạt động hiệu quả trong thời gian dài cũng như kéo dài tuổi thọ sản phẩm.
a.Bảo dưỡng thường xuyên:
- Bất kỳ một thiết bị công nghiệp nào khi sử dụng đều phải định kỳ chăm sóc. Không giống như các sản phẩm khác, Bơm màng đôi khi dùng gần như 24/24h. Với một cường độ làm việc lớn như vậy, tuổi thọ giảm nhanh hơn so với tiêu chuẩn từ nhà sản xuất là chuyện hết sức bình thường
- Nhiệm vụ của chúng ta là làm thế nào để kéo dài tuổi thọ đó một cách lâu nhất có thể. Và công việc nhẹ nhành nhưng mang lại hiệu quả lớn nhất là bảo dưỡng nó thường xuyên.
- Còn nếu bạn muốn tốt hơn nữa, hãy vệ sinh bơm màng ngay sau khi sử dụng.
b.Vệ sinh bơm màng:
Bơm sơn sau khi hoạt động chỉ cần rút ống hút sơn ra để bơm chạy đẩy hết sơn còn lại trong bơm sơn và dây sơn ra ngoài, sau đó cho bơm hoạt động với xăng công nghiệp khoảng 2~5 phút cho sạch sơn còn dính trong bơm sơn và dây sơn. Nếu bơm gặp sự cố không bơm được thì thực hiện các bước sau:
- Tháo bộ điều áp hơi vào lấy piston ra, vô mỡ để piston dễ hoạt động. Nếu ron bị rách thì phải thay mới. Chú ý ron piston bơm gồm 04 cái – 02 cái màu trắng bằng Teflon và 02 cái màu đen bằng cao su;
- Tháo tất cả những ốc hai bên hông bơm (để lấy ron và bộ chén bi sơn, dùng xăng vệ sinh sạch sơn còn đóng lại);
- Tháo màng bơm để vệ sinh màng bơm. Nếu màng bị rách hoặc giãn (dẫn tới hiện tượngbơm yếu) thì phải thay màng mới
- Tháo cốt bơm sơn, vô mỡ dầu để cốt hoạt động dễ dàng. Nếu ron bị rách thì phải thay mới. Chú ý ron cốt bơm gồm 04 cái – 02 cái màu trắng bằng Teflon và 02 cái màu đen bằng cao su.
- Ráp bơm lại ngược với qui trình tháo bơm ra ban đầu .
5. CÁCH KHẮC PHỤC BƠM SƠN KHI BỊ LỖI
LỖI | NGUYÊN NHÂN | KHẮC PHỤC |
– Bơm sơn ra yếu | – Màng bơm bị phù hoặc rách
– Ron cốt bơm bị rạn, bị mòn… – Áp hơi vào không đủ chuẩn theo quy định nhà sản xuất |
-Thay màng bơm mới
– Thay ron mới – Tăng áp hơi sao cho phù hợp với tiêu chuẩn của nhà sản xuất . |
– Bơm sơn hoạt động nhưng không hút được sơn | – Màng bơm bị phù hoặc rách
– Ron cốt bơm bị rạn, bị mòn – Đế hút sơn bị tắt ốc – Kết nối ống hút với thân máy bơm không khít. |
– Thay màng bơm mới
– Thay ron mới – Vệ sinh đế hút sơn hoặc thay mới . – Siết chặt kết nối. |
– Bơm sơn hoạt động liên tục không ngắt quãng theo chu kì hoặc ngưng khi đã đủ áp. | – Bơm bị lòn gió từ cốt.
– Ron cốt bơm bị hư, bị mòn .
|
– Thay ron mới
– Thay cốt bơm mới .
|
-Bơm sơn không hoạt động | – Màng bơm bị rách
– Bơm bị nghẹt, đóng chết sơn ở chén bi |
– Thay màng bơm mới
– Vệ sinh chén bị hoặc thay mới chén bi. |
Bài viết liên quan: