-
- Tổng tiền thanh toán:
Ngay từ những ngày đầu ra đời, máy bơm hút chân không đã được các hộ gia đình, doanh nghiệp lựa chọn bởi những lợi ích vượt trội mà máy đem lại. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, không ít khách hàng gặp khó khăn với dòng máy này do chưa có kiến thức đầy đủ. Nhằm cung cấp cho người tiêu dùng những kiến thức tổng quan nhất, Vinapump chia sẻ tới bạn đọc bài viết: “Những điều nhất định phải biết khi sử dụng máy bơm chân không”.
Máy bơm chân không là gì?
Máy bơm hút chân không được nghiên cứu và ra đời năm 1650 bơi nhà phát minh người Đức Otto von Guericke. Đây là loại máy có khả năng tự hút được nước có lẫn không khí, có khả năng bơm hút chân không. Tuy nhiên máy không thể bơm hóa chất có đặc tính ăn mòn.
Máy hoạt động tốt trong nguồn nước có lẫn không khí. Đây là đặc tính vượt trội mà các sản phẩm bơm ly tâm hoặc bơm hướng trục không có được.
Máy bơm chân không
Cấu tạo - nguyên lý máy bơm nước chân không
Máy bơm chân không có cấu tạo gồm:
- Buồng bơm: chất liệu gang xám
- Cánh bơm: chất liệu đồng hoặc nhựa PPO
- Vỏ động cơ: chất liệu nhôm
- Trục : Inox
- Vòng bi: C&U -NSK
- Động cơ: đồng
Cấu tạo bơm chân không
Nguyên lý hoạt động:
Máy hoạt động dựa trên nguyên tắc Piston, quay trong chất lỏng, trục và cánh bơm chính là bộ phận chuyển động. Khi hoạt động, cánh bơm quay chất lỏng liên tục, lực văng ly tâm hướng ra ngoài tạo nên vòng chất lỏng quay đồng tâm là bỏ bơm.
Chất lỏng được tạo ra bởi lực ly tâm khi cánh bơm quay và ở cổng hút sẽ hút không khí. Cổng hút được thông, chất lỏng sẽ quay trở lại vào giữa cánh bơm và lưỡi, đẩy không khí ra bên ngoài qua cổng xả. Không gian giữa các lưỡi cánh chạ với cổng xả thì vòng chất lỏng sẽ đưa không khí bị nén vào cổng xả.
Đọc thêm: Đặc điểm bơm hút chân không công suất lớn, thông số kỹ thuật và báo giá
Phân loại bơm chân không
Hiện nay có rất nhiều cách phân biệt máy bơm hút chân không:
Dựa theo áp suất chân không: bao gồm
- Bơm chân không thấp : p>100Pa
- Bơm chân không trung bình: 100Pa>p>0.1Pa
- Bơm chân không cao: 0.1 Pa>p>10-5Pa
- Bơm chân không siêu cao: p<10-5Pa
Dựa theo chất lỏng bơm:
- Bơm chân không vòng nước
- Bơm chân không vòng dầu
- Bơm chân không khô
Ưu - nhược điểm máy bơm chân không
Ưu điểm:
- Máy có thể hút được cả nước lẫn không khí, giảm bớt tình trạng chất lỏng va đập gây hỏng cách và buồng bơm, trục bơm.
- Không cần mồi nước khi hoạt động do khả năng hút được không khí của máy.
- Khả năng hút sâu vượt trội.
- Với máy bơm có rơ-le nhiệt bảo vệ khi hoạt động trong môi trường không có nước không sợ bị cháy do rơ-le sẽ tự ngắt nguồn điện.
- Dễ dàng lắp đặt không yêu cầu kỹ thuật quá khắt khe.
Bơm chân không sử dụng trong công nghiệp giấy
Nhược điểm:
- Máy hay xảy ra trường hợp bị bó trục do phần cánh bơm được cấu tạo quá sát với vỏ của buồng bơm hoặc nước bẩn có cặn sẽ bị kẹt tại trục. Nếu không sửa chữa kịp thời, để lâu có thể dẫn đến cháy máy.
- Yêu cầu đường ống nước kín.
Đọc thêm: Top 3 bơm hút chân không công suất lớn tốt nhất hiện nay
Khi nào nên sử dụng máy bơm nước chân không?
Bơm chân không Travaini
Máy bơm chân không được sử dụng trong cả các hoạt động dân dụng lẫn trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp:
- - Trong các hộ gia đình: máy được sử dụng làm bơm tăng áp, hút nước từ bể ngầm hoặc đường ống và đẩy lên bể chứa trên cao.
- - Trong nông nghiệp, máy dùng để hút giếng, tưới tiêu,...
- - Trong công nghiệp, máy dùng để: sản xuất linh kiện điện tử, sản xuất thực phẩm, các công ty chế tạo bia-nước giải khát, công nghiệp chế tạo.
Trên đây là thông tin về máy bơm chân không mà Vinapump JSC chia sẻ với bạn. Để sở hữu máy bơm chân không cho công trình của mình, vui lòng liên hệ hotline hoặc để lại bình luận để được nhận hỗ trợ tư vấn tận tình chu đáo từ chúng tôi.
Vinapump JSC - sự lựa chọn thông minh cho máy bơm của bạn.
CÔNG TY VINAPUMPJSC
Trụ sở: A1- Tầng 5M - tòa nhà Bình Vượng - 200 Quang Trung - Hà Đông - Hà Nội
☎️ Hotline: 0936 250 333
📧 Email: sale@vinapumpjsc.com
🌐 Website: https://www.cungcapmaybom.vn/
Bài viết liên quan: