-
- Tổng tiền thanh toán:
Việc hiểu rõ thiết kế cấu tạo và các bản vẽ bơm bánh răng rất cần thiết cho người sử dụng bơm bánh răng, đặc biệt những người thường xuyên tiếp xúc với bơm bánh răng cũng như cần bơm bánh răng cho công việc của mình. Chi tiết bản vẽ lắp bơm bánh răng dưới đây hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích để lắp đặt, vận hành và sử dụng máy bơm hiệu quả hơn.
1. Cấu tạo bơm bánh răng
Nhìn chung các loại bơm bánh răng đều có cấu tạo đơn giản, dễ quan sát và kiểm soát quá trình hoạt động của máy bơm, tuy nhiên cấu tạo máy bơm bánh răng ăn khớp trong có phần phức tạp hơn máy bơm bánh răng ăn khớp ngoài, điều này cũng ảnh hưởng không ít đến quá trình sử dụng máy bơm bánh răng và các ứng dụng của từng loại bơm bánh răng.
Cấu tạo chung của máy bơm bánh răng gồm các bộ phận:
- Trục bơm có tác dụng cố định hoạt động của máy bơm. Ở máy bơm bánh răng ăn khớp trong có 1 trục bơm đặt lệch tâm còn ở máy bơm bánh răng ăn khớp ngoài có 2 trục bơm đặt song song với nhau
- Thân bơm: Thân bơm hay còn gọi là bộ phận quan trọng trong cấu tạo của bơm bánh răng thường được làm từ các vật liệu inox hoặc gang đúc, thép không rỉ. Thân máy bơm bánh răng được chế tạo đặc biệt với khả năng chịu lực cao, bền, ít bị ăn mòn sau khi sử dụng.
- Bánh răng chủ động, bánh răng bị động: Đây là bộ phận tạo nên chuyển động của máy bơm bánh răng trong cấu tạo bơm bánh răng. Cặp bánh răng chủ động bị động của máy bơm bánh răng ăn khớp trong có kích thước khác nhau và lắp đặt lệch tâm với nhau, cùng quay quanh 1 trục bơm và quay cùng chiều khi hoạt động. Cặp bánh răng của máy bơm bánh răng ăn khớp ngoài có kích thước bằng nhau, quay quanh hai trục bơm nằm song song nhau và quay ngược chiều với nhau khi hoạt động. Lưu ý răng của các bánh răng được chế tạo thành các dạng răng thẳng, nón chữ V hoặc xoắn ốc để tạo độ bám tốt hơn khi sử dụng
- Đầu hút, đầu xả hay còn gọi là cổng hút cổng xả của máy bơm bánh răng có tác dụng hút và đẩy chất bơm theo nhu cầu của người sử dụng
- Van giảm áp có tác dụng bảo vệ máy bơm bánh răng khỏi các hư hỏng do bơm quá tải hoặc lưu lượng bơm quá lớn khi nguồn điện bơm yếu, áp suất bơm vượt mức cho phép. Sử dụng bơm quá tải cho máy bơm bánh răng bảo vệ bơm bánh răng an toàn nhất
- Phớt làm kín: Vì máy bơm bánh răng không kín hoàn toàn vì vậy cần sử dụng phớt làm kín cho máy bơm khi sử dụng. Có hai loại phớt làm kín được sử dụng phổ biến cho các loại bơm bánh răng là phớt tết và phớt cơ khí trong đó phớt cơ khí có giá thành cao hơn và chất lượng tốt hơn.
Như vậy cấu tạo bơm bánh răng cũng khá đơn giản, dễ chế tạo và có khả năng chịu tải trong thời gian ngắn nhờ đó máy bơm bánh răng có nhiều ứng dụng.
Đọc thêm:
• Ưu nhược điểm của các loại bơm bánh răng
• Ứng dụng bơm bánh răng trong các ngành công nghiệp
2. Tham khảo các bản vẽ lắp bơm bánh răng
Bản vẽ bơm bánh răng bao gồm bản vẽ bơm bánh răng chi tiết và bản vẽ bơm bánh răng cấu tạo ngoài. Chỉ cần nắm được hai bản vẽ bơm bánh răng này quý khách hàng có thể dễ dàng hiểu được cơ chế làm việc của bơm bánh răng cũng như các bộ phận cấu tạo cơ bản của bơm bánh răng.
- Bản vẽ lắp bơm bánh răng
Trong bản vẽ bơm bánh răng người sử dụng hầu như có thể hình dung được bơm bánh răng gồm những bộ phận nào, hoạt động ra sao và chất bơm được truyền đi như thế nào, vì sao chất lỏng siêu đặc cũng được bơm bánh răng bơm một cách dễ dàng như vậy.
Bản vẽ bơm bánh răng ăn khớp ngoài
Bản vẽ bơm bánh răng ăn khớp ngoài cụ thể
- Bản vẽ thân bơm bánh răng
Thân bơm bánh răng là bộ phận quan trọng của bơm bánh răng. Bơm bánh răng có nhiều chất liệu như gang, thép không rỉ, inox tùy thuộc vào từng hãng bơm bánh răng cũng như nhu cầu của người sử dụng.
Bản vẽ thân bơm bánh răng giúp người sử dụng nắm được cấu tạo cơ bản của thân bơm bánh răng, giúp cho việc lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng hay việc lựa chọn, sử dụng bơm bánh răng trở nên dễ dàng.
Bản vẽ thân bơm bánh răng
3. Đặc điểm bơm bánh răng
Bơm bánh răng hay còn có tên gọi khác là bơm nhông. Là một dòng bơm chuyên dùng trong những ứng dụng bơm môi chất có tính nhớt, đặc sệt cao…mà các dòng bơm khác không đáp ứng được, hoặc là hiệu suất hoạt động kém.
Đặc điểm bơm bánh răng:
- Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo.
- Khả năng làm việc với độ chính xác cao, kích thước nhỏ gọn.
- Số vòng quay và công suất trên một đơn vị trọng lượng lớn.
- Có khả năng chịu quá tải trong một thời gian ngắn.
- Các ưu điểm này cần thiết đối với một bơm dùng trong hệ thống truyền động thủy lực.
Nó được sử dụng trong những hệ thống thủy lực có áp suất trung bình. Trong những hệ thống thủy lực có áp suất cao, bơm bánh răng thường được dùng làm bơm sơ cấp.
Ngoài ra bơm bánh răng còn được vận chuyển hoá chất như: Natri silicat, soda ăn da, nhựa, men, chất kết dính, các axit béo, các loại sơn, bột, nước trái cây, si rô, rượu, kerosene…
Trên đây Vinapumpjsc đã tổng hợp những bản vẽ lắp bơm bánh răng. Hy vọng bài viết đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích. Để tư vấn thiết kế, thi công, lắp đặt và sử dụng bơm liên hệ ngay hotline 0936 250 333 hoặc email: Sale@vinapumpjcs.com để được hỗ trợ.
Bài viết cùng chủ đề:
• Cách sửa chữa lỗi thường gặp của bơm bánh răng
Bài viết liên quan: