-
- Tổng tiền thanh toán:
Với những người làm việc trong ngành điện lực, thì hẳn khái niệm về Tụ bù sẽ chẳng còn lạ lẫm. Tụ bù được sử dụng với mục đích bù công suất phản kháng để nâng cao hệ số công suất cos phi. Đó là lý do mà Tụ bù còn có tên gọi khác là tụ bù công suất phản khác. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích liên quan tới cấu tạo của tụ bù, nguyên lý của chúng và phân loại chi tiết.
Tụ bù là gì? Tụ bù công suất là gì? Tụ bù hạ thế là gì?
Định nghĩa một cách học thuật, thì tụ bù (hay còn gọi là tụ bù công suất hoặc tụ bù công suất phản kháng hoặc tụ bù hạ thế) là một hệ vật hai vật dẫn đặt cạnh nhau. Chúng được ngăn cách với nhau bằng một lớp cách điện được gọi là điện môi. Tụ bù có khả năng tích và phóng điện trong một mạch điện.
Điện dung là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ bù ở một giá trị hiệu điện thế nhất định. Điện dung ký hiệu là C, và được tính bằng công thức: C = Q/U.
>>>> Cấu tạo và nguyên lý tụ bù tiết kiệm điện
>>>> Tủ ATS là gì? Tìm hiểu về tủ ATS và quy trình vận hành
Tụ bù công suất có tác dụng gì?
Hẳn nhiều người không biết, thiết bị nhỏ bé này lại có khả năng mang lại giá trị kinh tế cho gia đình, cơ sở sản xuất. Tụ bù công suất có tác dụng đảm bảo hiệu suất hoạt động của lưới điện và tránh bị phạt tiền theo quy định của ngành điện lực. Lắp tụ bù là một cách làm thông minh vì sẽ giúp giảm được một khoản tiền đáng kể chi trả cho lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng.
Giờ thì ai cũng biết lợi ích thiết thực mà tụ bù mang lại cho "túi tiền" của mình rồi. Vậy thì tất cả mọi gia đình, cơ sở sản xuất đều sẽ đổ xô lắp thêm tụ bù chứ? Câu trả lời là không. Vì theo quy định của điện lực nhà nước, khi hệ thống tiêu thụ điện có cos phi nhờ hơn hoặc bằng 0.85 thì điện tiêu thụ sẽ bắt đầu được tính tiền. Chính vì vậy, để không bị phạt vì vi phạm quy định này, chúng ta sẽ cần lắp thêm tụ tụ công suất phản kháng.
Như chúng tôi đã phân tích chi tiết của một bài viết khác, bạn có thể lựa chọn nhiều cách bù như bù cứng hoặc bù mềm, bù tự động hay bù bằng tay. Nhưng dựa trên kinh nghiệm thực tế, chúng tôi nhận thấy thường sẽ nên chọn giải pháp bù mềm và bù tự động.
Tụ bù được cấu tạo ra sao?
Dựa vào cấu tạo, người ta phân chia ra thành tụ bù khô, tụ bù dầu. Còng dựa vào điện áp thì lại chia ra thành tụ bù hạ thế 1 pha, tụ bù hạ thế 3 pha. Cấu tạo của tụ bù mỗi loại sẽ có phần khác nhau. Dưới đây là hình ảnh cấu tạo của tụ bù dầu - một loại tụ bù công suất khá phổ biến.
Tụ bù dầu gồm hai bản cực là các lá nhôm dài được cách điện bằng các lớp giấy. Toàn bộ chúng sẽ được giữ cố định trong một bình hàn kín với hai đầu bản cực được đưa ra ngoài.
Nguyên lý làm việc của tụ bù
Chức năng chính của tụ bù là nâng cao hệ số công suất cos phi nên về nguyên tắc thì tụ bù hạ thế 1 pha và tụ bù hạ thế 3 pha đều hoạt động dựa trên một số nguyên lý nhất định.
Công suất điện khi truyền tải từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ sẽ bao gồm 2 phần là công suất có ích và công suất hao phí (tức là lượng điện bị hao hụt trên đường dây). Công suất hao phí này được gọi là công suất phản kháng. Và nhiệm vụ của tụ bù là tăng công suất có ích , hạn chế tối đa hoặc triệt tiêu công suất phản kháng đó.
Tụ bù hạ thế 1 pha hay 3 pha sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý trên. Khi được lắp đặt vào hệ thống lưới điện, những tụ bù này sẽ cung cấp một phần công suất phản kháng. Nhờ vậy mà sẽ loại bỏ được phần hao phí đáng lẽ phải có này.
Bạn có thể quan tâm
- Tụ bù 1 pha 220V là gì? Công thức tính bộ tụ bù 1 pha chuẩn xác nhất
Bài viết liên quan: